Ngày Bình Thường (Bình Phàm Đích Nhật Tử)

Chương 7: Thuận buồm xuôi gió



Đoàn kịch diễn đến ngày thứ ba thì hết chương trình, tất cả mọi người trong trấn đều tràn ngập vẻ tiếc nuối, vì thế mấy nhà giàu có trên trấn thương lượng, góp tiền lại mời đoàn kịch ở lại thêm hai ngày.

Có cơ hội để bán hàng, Lưu Ngạn đương nhiên là đồng ý, trẻ nhỏ được chơi, cũng rất hào hứng, người duy nhất có vẻ không vui chỉ có mỗi Lăng Vân Đoan.Nhưng mà cái sự không vui của y cũng không kéo dài lâu.

“Tôi phải đi.”- Lăng Vân Đoan nhẹ giọng nói.

“A?” – Lưu Ngạn ngẩng đầu, vẻ mặt mờ mịt.

Lăng Vân Đoan cười nói: “Phản ứng chậm quá đi, tôi nói tôi phải đi, sáng mai, sáng sớm.”

“À à,” – Lưu Ngạn lúc này mới nghe rõ, anh đã quên mất người này chỉ quay về đây nghỉ ngơi, đã nhiều ngày như vậy rồi, cũng đã đến lúc quay về làm việc, anh xoa xoa tay, lại muốn suy đoán, sau đó chần chừ nói: “Vậy thì… chúc anh thuận buồm xuôi gió?”

Lăng Vân Đoan cười: “Cảm ơn câu chúc may mắn của anh.”

Sáng hôm sau, quả nhiên không thấy y xuất hiện. Lưu Ngạn rong ruổi trên chiếc xe ba bánh, len lỏi vào các ngõ ngách nhỏ, phát hiện chiếc xe hơi màu đen vẫn đỗ dưới lầu cũng không thấy, điều này cho thấy Lăng Vân Đoan thực sự đã đi rồi.

Anh dừng lại ở dưới lầu một chút, lắc đầu cười cười, người như thế không thuộc về nơi này.

Nhưng trong lòng anh lại có thêm vài phần cô đơn. Cuối cùng thì, Lăng Vân Đoan cũng không biết hai người họ đã từng học cùng nhau, không biết có người đứng sau nhìn y suốt sáu năm. [nhớ rùi, nhớ rùi, sau nhớ mong sẽ là trong ngóng rùi yêu lúc nào ko hay ^^]

Trời càng lúc càng lạnh. Mỗi sáng thức dậy thấy đống rơm trong sân bị một tầng sương mù che phủ, nóc nhà đối diện cũng chìm trong màn sương trắng.

Lưu Ngạn lục lọi trong nhà, tìm ra một cái quần dầy đặt xuống giường, để Lưu Tư Bách ngủ dậy mặc.Bản thân anh cũng mặc mấy lớp áo, bên ngoài thêm một cái áo khoác lông, thế mới có cảm giác ấm áp.

Trời lạnh nên việc buôn bán của anh cũng khá hơn. Trong thời tiết thế này, nằm trên ghế dài trước nhà sưởi nắng, ủ tay bằng một bát vằn thắn nóng hổi, là điều tuyệt vời nhất.

Lưu Ngạn một tay đẩy xe, một tay đưa lên miệng hà hơi cho ấm, trong lòng thầm tính toán nên mua cho con trai một đôi găng tay, hôm nay trời lạnh đến mức cảm giác ngón tay cũng đông cứng lại hết rồi.

Dừng xe ở ngoài chợ rau, anh đi vào lấy hàng, thuận tiện nhìn xem hôm nay mẹ mình buôn bán thế nào.

Trước đó mấy hôm cả nhà đã thu hoạch khoai lang, ngoài một ít để dành nhà mình ăn, số còn lại đều được Hứa Xuân Anh đem chưng chín, lại nhờ chị dâu Lưu Ngạn đến xắt lát cùng, nhân dịp mấy ngày trời nắng, đem phơi thật khô rồi mang đi bán.

Mấy thứ đồ khô nhà anh làm độ mềm dẻo vừa phải, còn rất tiện lợi, chỉ hai đồng một cân. Hơn nữa nhà anh buôn bán lương thiện, không bao giờ làm ra chuyện cân điêu cho người khác, cứ một cân khoai lang khô thì đóng thành một túi, bởi vậy khoai lang Hứa Xuân Anh làm luôn trong tình trạng cung không đủ cầu, mới sáng sớm mà đã bán được hai mấy cân.

Khi Lưu Ngạn đến nơi, Hứa Xuân Anh đã bán gần hết rồi, đang nói chuyện phiếm với bà lão bán trứng gà ở bên cạnh.

“Mẹ, hôm nay thế nào?”

“Thằng thứ hai nhà tôi đấy, bán xong rồi con ạ, hôm nay có người mua chục cân, còn dặn mẹ là làm thêm chục cân nữa.” – Hứa Xuân Anh vui mừng thu dọn rổ rá, quay sang bà lão bên cạnh – “Chào chị, tôi đi trước đây.”

Vài ngày nữa là đến đông chí, theo tập tục của nơi này, đông chí sẽ làm bánh trôi, ăn bánh trôi rồi mới được tính là thêm một tuổi, không ăn không thể lớn.

Lưu Vĩ cho Lưu Ngạn mười cân gạo nếp, anh lấy ra hai cân nấu cơm nếp, ba cân đem xay bột, còn lại đem gói vào bao cất đi để sang năm dùng.

Ngoài bánh trôi, nơi này còn có một món bánh đặc sắc ăn vào dịp đông chí, gọi là bánh nếp. Bánh nếp được làm rất đơn giản, cũng không khác bánh trôi là mấy. Dùng bột gạo nếp nhồi nặn thành hình tròn, to gấp hai lần bánh trôi, thả vào nồi luộc chín, sau đó lại lăn qua phấn liêu, sẽ được bánh nếp vừa thơm vừa mềm. Phấn liêu được làm từ đậu tương chín nghiền nhỏ, trộn thêm đường mía.

Lúc này nhà nào cũng rang đậu tương, lũ trẻ con nhân lúc đậu tương còn nóng, nhanh tay bốc một nắm, sẽ có được một món đồ ăn vặt vừa giòn vừa thơm, cắn lách chách, chỉ có mấy ông bà già là kêu đau răng.

Qua đông chí có nghĩa là năm mới sắp đến.

Tuyết đã rơi từ lúc nào, không lớn, chỉ vài bông bay nhẹ trong gió, kết thành một lớp băng mỏng trên mặt đường.

Có đứa nhỏ nhà nào đạp xe đến trường, do băng trơn trượt nên bị ngã gãy tay, Lưu Ngạn nghe xong liền đem chiếc xe đạp cũ kỹ của Lưu Tư Bách kiểm tra hết lại một lần, chỉnh lại phanh, xích, nhưng có thế vẫn không thể yên tâm được. Cuối cùng Lưu Tư Bách phải để anh đưa ra đến đường lớn, mới khiến anh yên tâm hơn.

Qua hai mươi tháng chạp, trường học bắt đầu cho học sinh nghỉ, Lưu Ngạn cũng bắt đầu nghỉ ngơi, chuẩn bị các thứ cho Tết.

Trẻ con là vui nhất, không cần đi học, đồ ăn vặt trong nhà nhiều, còn được mua quần áo mới.

Lưu Ngạn đưa Lưu Tư Bách lên trấn mua quần áo, lại mua thêm một cái cặp sách, đang chuẩn bị đi về, anh thấy trong tủ kính bày một đôi giày da, liền dừng lại.

“Ông chủ, phiền ông cho tôi xem đôi giày kia được không.”

Cầm đôi giày trên tay, Lưu Ngạn đưa cho Lưu Tư Bách: “Thử xem nào.”

Hai mắt cậu nhóc sáng lên, hiển nhiên là rất thích, khi đi vào chân quả nhiên là khác biệt, cho dù là trên người chỉ mặc quần áo cũ, cũng không ngăn cản đôi giày da kia biểu hiện ra nó không giống người thường.

Lưu Ngạn cũng thích, thỉnh thoảng anh cũng thấy một vài đứa nhỏ đi giày da đến trường, cũng muốn con trai mình có được đôi giày đẹp như thế.

“Ông chủ, đôi này bao nhiêu?”

“Đôi này à, da xịn đấy, không rẻ đâu, một trăm hai mươi đồng, không thể bớt được.”

Một trăm hai một đôi giày, quả là quá quý, toàn bộ quần áo mua trước đó cũng chỉ có chín lăm đồng mà thôi.

Lưu Tư Bách ngắm nghía một hồi, tuy cũng thích nhưng cậu nhóc nhanh chóng cởi ra, Lưu Ngạn còn chưa kịp nói gì, cậu nhóc đã đưa đôi giày cho ông chủ: “Chúng cháu không cần.”

Nói xong liền túm tay cha mình lôi đi, ông chủ hàng liền gọi với theo: “Đừng vội, còn có loại khác rẻ hơn mà. Cứ xem hàng đi! Cậu xem thử đôi này xem, cũng là giày da, nhưng không phải da thật, đôi này chỉ có sáu mươi đồng thôi.”

Lưu Ngạn quay đầu nhìn thoáng qua, tuy đều là giày da, nhưng đôi này so với đôi vừa rồi kém xa, nước da xỉn màu, thô ráp, so với đôi trước quả là một trời một vực. Lưu Tư Bách túm chặt tay anh, cố sống cố chết lôi anh đi, vừa lôi vừa nói: “Bố, đi thôi, con không thích cái đó.”

Lưu Ngạn cười cười kéo cậu nhóc về, nói với ông chủ cửa hàng: “Ông chủ, đôi giày vừa rồi có thể giảm giá một chút không? Nếu không cho dù tôi có muốn thì thằng nhóc này cũng không chịu.”

Ông chủ cũng sợ hai người bỏ đi, liền nói rõ ràng: “Được rồi, vậy cậu trả bao nhiêu?”

“Một trăm đồng, có được không?”

“Trăm mốt.”

“Không được, chỉ một trăm thôi.”

Ông chủ thấy Lưu Tư Bách lại có xu thế kéo người đi, liền phất tay: “Được rồi được rồi. Một trăm thì một trăm, từ trước tới giờ tôi chưa bán cho ai đến thế đâu nhá, coi như là thiếu nhau một cái nhân tình, sau này nhớ tới đây ủng hộ.” [ông này bán giá thách cao quá xá  ]

“Được, nhất định sẽ đến.”

Trên đường về, Lưu Tư Bách ôm túi giày, oán giận nói với Lưu Ngạn: “Bố ơi, cái này đắt lắm.”

Lưu Ngạn nhìn cậu con trai, cười nói: “Nhưng bố thích, cứ để bố mua.”

Hai người vào sân, Hứa Xuân Anh đang ngồi trước cửa phơi chỗ bột gạo nếp còn thừa từ đông chí, nhìn thấy túi giày trong tay Lưu Tư Bách, híp mắt cười hỏi: “Mua cái gì thế? Có túi đẹp như vậy, mau đưa bà nội xem với nào.”

Lưu Tư Bách ngoan ngoãn đưa cho bà xem.

“Ai cha! Đôi giày thật đẹp, còn đẹp hơn cả giày vải bông, chắc là đắt lắm.”

Lưu Tư Bách đang định nói, thì bị Lưu Ngạn cướp lời: “Cũng được, mất có năm mươi đồng, không phải là da thật đâu mẹ.” [từ 100 giờ tới a chỉ có 50   ]

“Những năm mươi đồng cơ à, cũng không rẻ nhỉ.”

Lưu Ngạn cười nói: “Mỗi năm có một cái Tết mà mẹ, bình thường cũng không dám mua.”

Hứa Xuân Anh gật gật, rồi quay sang nhìn Lưu Ngạn: “Con thì sao? Tết đến mà cũng không mua đồ mới?”

“Con không cần mẹ ạ. Con có phải trẻ con nữa đâu. Mà quần áo của con cũng còn nhiều lắm, chất đầy cả tủ.”

Hứa Xuân Anh thở dài: “Quần áo của con bao nhiêu năm rồi không mua mới, lục cả tủ lên cũng chả tìm được cái nào hợp thời, mấy năm nay con lại tằn tiện, cứ thế này thì….. Haiz… thôi, không nói nữa, chuyện năm cũ thì cứ để cho nó qua đi.”

Lúc hai cha con ăn cơm trưa, Lưu Tư Bách cứ nhấp nhổm, muốn nói gì đó mà lại không dám nói, Lưu Ngạn buồn cười hỏi: “Con sao thế? Có chuyện gì muốn nói thì cứ nói, cứ ấp úng mãi.”

Lưu Tư Bách buông đũa, nhìn anh: “Bố, hôm nay bố nói dối.”

Lưu Ngạn giật mình, nhớ tới chuyện buổi sáng, vươn tay qua bàn khẽ xoa xoa đầu con trai, hỏi ngược lại: “Ý con là nói dối bà nội đúng không? Con trai, có những lúc con không thể nói thật, ví dụ như hôm nay chẳng hạn, nếu bà nội biết đôi giày kia một trăm đồng thì sẽ thế nào?”

Lưu Tư Bách nghĩ nghĩ: “Nhất định bà sẽ nhảy dựng lên, sau đó nói bố tiêu hoang, không biết tiết kiệm, có khi còn nói cả sang năm mới nữa.”

Lưu Ngạn tỏ vẻ đồng ý: “Đúng vậy.” – Kỳ thật anh sợ nhất là mẹ anh lại nhắc lại chuyện cũ, sau đó muốn anh tìm một người vợ mới…. Anh cũng không quên lần trước đã khiến con trai anh đau lòng chạy ra bờ sông cạnh chùa Kim Sơn, nếu hôm nay lại như thế nữa, e là trái tim già nua của anh không thể chịu đựng được.

Rồi anh dùng tư thế uy nghiêm nhắc nhở con trai: “Bố biết chừng mực, cái gì nên nói, cái gì không nên nói, cho nên mới dám nói dối. Con còn nhỏ, không nên làm thế, nếu bố phát hiện con làm chuyện xấu gì, nhất định sẽ đánh nát mông con.”

Lưu Tư Bách lè lưỡi: “Con biết rồi.”

Lưu Ngạn ăn một miếng cơm, lại nhắc nhở tiếp: “Đúng rồi, không cần đi giày sang khoe khoang với anh Tiểu Bằng, anh nó ngoan ngoãn lắm, đừng có bắt nạt anh.”

Lưu Tư Bách đặt bát cơm xuống, tức giận nói: “Con cũng ngoan mà, con không bắt nạt anh ý!”

“Bố biết, bố biết. Đương nhiên con cũng ngoan, nhưng anh Tiểu Bằng rất hiền lành, chuyện gì cũng giúp đỡ con, con cũng phải giúp đỡ anh nó, hai anh em quan tâm nhau, đừng để cho người ngoài bắt nạt, biết chưa?”

“Vâng ạ.” – Lưu Tư Bách tính toán trong lòng, lần trước Trần Tiểu Uy bắt nạt cậu, bị Lưu Tư Bằng đánh cho chạy tóe khói, chỉ dựa vào đó cũng phải đối xử tốt với anh ấy, cùng lắm thì lần sau không lừa ná của anh ấy, không chê anh viết chữ xấu.